Từ một thị trường bất động sản năng động của khu vực phía nam, đến nay Bình Dương tiếp tục được “trợ lực” từ các yếu tố quy hoạch, hạ tầng. Người dân mong chờ những đổi thay hơn nữa của Bình Dương sau thông tin quy hoạch lên thành phố trực thuộc trung ương vào năm 2030.
Người dân hưởng lợi gì?
Mới đây, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định số 790/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tỉnh Bình Dương thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo Quyết định này, Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030; là một trong những trung tâm phát triển năng động, toàn diện của khu vực Đông Nam Á.
Tầm nhìn đến năm 2050, xây dựng Bình Dương trở thành trung tâm đô thị, công nghiệp, dịch vụ hiện đại, mang tầm khu vực và quốc tế, là một trong những đầu tàu thúc đẩy phát triển kinh tế quốc gia với động lực tăng trưởng chính là công nghiệp, dịch vụ, đổi mới sáng tạo, có cơ sở kinh tế vững chắc, sức cạnh tranh cao.
Tổng lực đầu tư hạ tầng giao thông và phát triển kinh tế – xã hội hướng đến mục tiêu trở thành TP trực thuộc trung ương năm 2030 kì vọng giúp Bình Dương phát triển mạnh, người dân được hưởng lợi.
Để đạt được các mục tiêu trên, Quy hoạch đặt ra 5 nhiệm vụ trọng tâm với Bình Dương, bao gồm: Liên kết hợp tác phát triển vùng; đổi mới hệ sinh thái phát triển; phát triển xã hội- nguồn nhân lực; phát triển Bình Dương xanh; phát triển các không gian động lực.
Theo đó, Bình Dương sẽ tập trung phối hợp với các chương trình phát triển quốc gia, của vùng Đông Nam Bộ và các địa phương lân cận thực hiện mở rộng các kết nối về giao thông. Đặc biệt là các kết nối tới cảng biển (Cái Mép Thị Vải, Cần Giờ); cảng hàng không quốc tế (Tân Sơn Nhất, Long Thành), cửa khẩu quốc tế (Mộc Bài – Tây Ninh, Hoa Lư – Bình Phước).
Ngoài ra, Bình Dương sẽ phân vùng phát triển toàn tỉnh thành các khu vực không gian động lực. Trong đó, Tp.Dĩ An, Tp.Thuận An, Tp.Thủ Dầu Một, Tân Uyên, Bến Cát.. sẽ thực hiện tái thiết, cải tạo đô thị; phát triển công nghệ tiên tiến, dịch vụ cộng đồng; phân vùng đô thị hiện hữu; phát triển mạng lưới giao thông công cộng vùng, tỉnh và đô thị.
Như vậy, với mục tiêu đặt ra để trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030, Bình Dương sẽ đẩy mạnh đầu tư hạ tầng giao thông đồng bộ và xây dựng các khu đô thị mới. Tỉnh phải đáp ứng tốt các hoạt động tiện ích và dịch vụ cộng đồng như trường học, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, công viên…Từ đó thu hút nguồn vốn đầu tư từ các ông lớn trong lĩnh vực bất động sản, tạo ra lực đẩy phát triển kinh tế -xã hội, tăng cơ hội công ăn việc làm cho người dân.
Bất động sản dự báo tăng nhịp
Trước đến nay, thông tin quy hoạch hay hạ tầng xuất hiện đều tác động đến bức tranh thị trường khu vực.
XEM THÊM : BCONS CITY MẶT TIỀN ĐƯỜNG THỐNG NHẤT rộng 32m căn 2PN CHỈ 1 TỶ 7